Những điều đúng và sai khi Thường Trú Nhân Thông Qua Chương Trình EB-3

Ứng viên không phải trả bất kỳ khoản phí cho hồ sơ PERM, chi phí pháp lý hồ sơ PERM, hoặc bị bắt buộc cam kết vị trí với công ty.

www-visago-vn-visa-chau-au-visa-my-eb-3
Tôi vừa trở về sau một tháng công tác để gặp mặt các khách hàng và nhà nhập cư tiềm năng vào Mỹ tại Việt Nam. Trong những chuyến đi tới Việt Nam suốt năm năm qua, tôi thấy được chương trình EB-5 ngày càng trở nên phổ biến và được xem như một cầu nối cho những người Việt có thể tự tài trợ cho mình để có được thẻ xanh Mỹ. Và thực tế cho thấy, Việt Nam hiện đứng thứ hai trong việc sử dụng visa EB-5 trên thế giới.

Sự quan tâm ngày càng tăng trong nhu cầu nhập cư vào Mỹ cũng đã trở thành một xu hướng mới tại Việt Nam, với một số đơn vị dịch vụ nhập cư giới thiệu về chương trình visa EB-3, hướng đến mục tiêu là các khách hàng không đủ khả năng cho chương trình EB-5, hay muốn tốn kém ít hơn để nhập cư vào Mỹ. Sự phát triển này mang tính báo động, vì trong nhiều trường hợp, cách chương trình EB-3 đã được mô tả và giới thiệu ở Việt Nam không đúng với luật pháp và quy định của Sở Di Trú (USCIS) và Bộ Quy Chế Lao Động (DOL) Mỹ. Trong trường hợp nghiêm trọng nhất, các chương trình “bán” EB-3 này đã cố ý phá vỡ các yêu cầu pháp lý và trở thành có dấu hiệu gian lận.

Qua bối cảnh, EB-3 là viết tắt của Employment-Based Third category, hoặc là Visa Theo Diện Tài Trợ Việc Làm dạng 3 – một khái niệm đã tồn tại lâu dài trong luật di trú Mỹ, và là một cách lấy thẻ xanh khi được sử dụng đúng cách. Tài trợ việc làm trong luật di trú Mỹ được chia thành nhiều loại, với Visa Theo Diện Tài Trợ Việc Làm dạng 3 (EB-3) dành tài trợ cho các đối tượng :

Nghề nghiệp đòi hỏi ít hơn hai năm đào tạo hoặc kinh nghiệm (lao động phổ thông). Đây là tâm điểm chính của các chương trình EB-3 được quảng bá tại Việt Nam; hoặc là
Có ít nhất hai năm kinh nghiệm trong lĩnh vực chuyên môn (công nhân có tay nghề); hoặc là
Có bằng cử nhân
Quy trình tài trợ việc làm theo thể loại EB-3 đòi hỏi một quá trình gồm ba bước:

Hồ sơ “PERM” được xử lý và nộp bởi nhà tuyển dụng cho Bộ Quy Chế Lao Động Mỹ. PERM (Program Electronic Review Management) là một chương trình của Bộ Quy Chế Lao Động Mỹ dành cho việc xin giấy phép lao động. Quá trình nộp hồ sơ PERM cần nhà tuyển dụng Mỹ sử dụng các phương pháp tuyển dụng khác nhau để tìm công nhân hoặc ứng cử viên là người Mỹ tiềm năng cho vị trí này. Điều kiện này được đưa ra do mục đích chính của Bộ Quy Chế Lao Động Mỹ là để đảm bảo rằng người Mỹ (công dân Mỹ) được ưu tiên cho công việc. Sau khi quá trình tuyển dụng được hoàn thành tại Mỹ, nếu nhà tuyển dụng cho thấy rằng họ không thể tìm được công nhân Mỹ nào có trình độ và khả năng tối thiểu hoặc sẵn sàng cho vị trí đó, Bộ Quy Chế Lao Động Mỹ sẽ xác nhận và chấp thuận hồ sơ PERM. Nếu các đơn vị tuyển dụng nhận được hồ sơ xin việc từ các cá nhân tại Mỹ sau khi đăng báo tuyển dụng nhưng không xem xét và phỏng vấn những ứng cử viên Mỹ, hoặc không xác nhận đã nhận được các hồ sơ xin việc tại Mỹ với Bộ Quy Chế Lao Động Mỹ, các công ty tuyển dụng và tất cả những người tham gia vào quá trình này có thể phải chịu trách nhiệm trước pháp luật.
Bước thứ hai, cũng được thực hiện bởi các nhà tuyển dụng, là nộp đơn xin thị thực nhập cư theo việc làm cho Sở Di Trú Mỹ. Bước này là hồ sơ I-140, đơn nhập cư cho công nhân người nước ngoài và đây là lúc nhà tuyển dụng phải chứng minh rằng:
Ứng cử viên nộp đơn có đủ trình độ cho vị trí đang tuyển dụng của nhà tuyển dụng trong suốt thời gian xử lý hồ sơ PERM; và
Nhà tuyển dụng có khả năng chi trả mức lương đưa ra theo hồ sơ PERM nộp cho Bộ Quy Chế Lao Động Mỹ. Không trong bất cứ trường hợp nào người lao động có thể đề nghị việc hoàn trả phần lương của họ lại cho nhà tài trợ.
Cuối cùng, bước thứ ba là phần nộp đơn xin thẻ xanh / thị thực nhập cư bởi người lao động nước ngoài. Quan trọng hơn, loại tài trợ việc làm này cũng tuỳ thuộc vào giới hạn số lượng thẻ xanh hàng năm chia theo vùng. Đối với công dân Việt Nam, chỉ có những hồ sơ EB-3 PERM đã nộp trước ngày 01 tháng 01 năm 2016 có thể nộp đơn xin thành thường trú nhân trong tháng 03 năm 2016. Trong khi đó, cho thể loại như EB-5, hiện giờ không có hồ sơ tồn đọng cho người Việt Nam (và vì vậy không tùy thuộc vào số lượng visa theo quy định ).
Cho người lao động và các nhà tuyển dụng việc làm sử dụng các chương trình này, người lao động tiềm năng thường thanh toán chi phí nhận thẻ xanh EB-3 của họ ở bước thứ ba và bước cuối cùng, và trong đó có bao gồm một cuộc phỏng vấn xin visa nhập cư tại thành phố Hồ Chí Minh. Rất nhiều trường hợp các ứng viên nghĩ rằng hồ sơ đã thông suốt hết cho đến khi họ đi phỏng vấn và biết được lãnh sự quán đã xem xét và xác định rằng quá trình này đã không được thực hiện đúng theo quy định của pháp luật, và rằng họ đang bị từ chối thẻ xanh trên cơ sở gian lận. Lãnh sự quán có thể theo dõi các xu hướng trong những hồ sơ, và khi họ quan sát một số lượng lớn hồ sơ cho cùng một vị trí việc làm đang được xem xét tại Lãnh sự quán (ví dụ, làm người hái táo tại một trại gà, hoặc làm trong nhà hàng thức ăn nhanh), họ sẽ xem xét lại tất cả các hồ sơ một cách khắt khe để xác định bất kỳ gian lận có thể phát sinh, vì rất ít có cơ may về sự trùng lắp trong loại lao động không có tay nghề EB-3. Sau đó, Chính phủ Mỹ, trong đó bao gồm Bộ Quy Chế Lao Động, Sở Di Trú, và Bộ Ngoại Giao, sẽ làm việc cùng nhau để điều tra về nhà tuyển dụng cho các bộ hồ sơ cũng như các bên liên quan trong quá trình, trong đó bao gồm cả người nộp đơn. Nếu sau đó xác định những vị trí việc làm đưa ra bởi nhà tuyển dụng là không thành thật, tất cả các hồ sơ thường trú nhân cho nhà tuyển dụng đó sẽ bị từ chối. Vấn đề rủi ro là thông thường người nộp đơn không nhận thức được hậu quả của việc nộp một đơn cử “sai sự thật,” hoặc “dối trá,” cho chính phủ Mỹ, và khi chữ ký họ trên các giấy tờ di trú của họ, họ đã làm một xác nhận với chính phủ về tính xác thực của các thông tin trong hồ sơ. Sự từ chối trên cơ sở gian lận không chỉ ngăn cản việc nhận thẻ xanh qua chương trình EB-3, mà còn có khả năng ngăn chặn việc nhập cảnh vào Mỹ bằng bất kỳ thị thực tạm thời nào hoặc trở thành thường trú nhân trong tương lai. (Xem bản gốc)

Sau đây là những dấu hiệu cảnh báo ứng viên nên biết khi tìm kiếm một vị trí việc làm không đòi hỏi tay nghề theo diện EB-3:

Họ bị yêu cầu phải trả các chi phí pháp lý, phí quảng cáo, hoặc lệ phí hành chính liên quan đến quá trình EB-3. Bộ Quy Chế Lao Động quy định nhà tuyển dụng lo cho tất cả các chi phí trong bước đầu tiên của quá trình tài trợ, trong đó bao gồm các chi phí pháp lý, bất kỳ chi phí nào khác, và tất cả các chi phí quảng cáo liên quan đến việc tuyển dụng trong thị trường lao động (tại Mỹ). Hiện tại, không có ngoại lệ nào đối với yêu cầu này và do đó, không nhân viên hay người lao đông tiềm năng nào, hoặc bất cứ đại diện nào trong quá trình, có thể cung cấp hoặc hoàn trả lại hoặc nhận trách nhiệm cho bất cứ phần nào cho các chi phí nói trên.
Phải thanh toán các khoản phí cho một đơn vị dịch vụ để tìm một vị trí EB-3 được tài trợ – Không có lệ phí trong việc kết nối một vị trí tuyển dụng cho một người nước ngoài với một nhà tuyển dụng tiềm năng.
Những quảng cáo đòi hỏi cam kết việc làm EB-3 trong vòng 12 tháng. Việc làm theo quá trình PERM cần phải có tính vĩnh viễn (lâu dài) và không nên có một ngày hữu hạn.
Các ứng viên chưa bao giờ nói chuyện với nhà tuyển dụng, hoặc chưa có bất kỳ liên lạc nào (bằng văn bản, qua điện thoại hoặc email) với nhà tuyển dụng và không đi một quá trình phỏng vấn tuyển dụng.
Quan trọng hơn hết, mục tiêu của bài viết này không phải là để nói rằng tất cả diện tài trợ EB-3 là không hợp lệ. Trong nhiều trường hợp, nhiều nhà tuyển dụng tuyển và tài trợ công dân nước ngoài, và các hồ sơ nộp này là hợp lệ và được chấp thuận. Tuy nhiên, điều quan trọng là phải phân biệt những gì là chấp nhận được và những gì là không. Sau đây là những điều làm một nhà tài trợ EB-3 hợp lệ:

Ứng viên hiện đang làm việc với nhà tuyển dụng ở nước ngoài hoặc tại Mỹ, và bây giờ người thuê muốn tài trợ cho họ trở thành thường trú nhân để có thể vĩnh viễn giữ được vị trí của họ tại công ty tại Mỹ
Ứng viên liên lạc qua quảng cáo của công ty hoặc một cơ quan tuyển dụng và đã được phỏng vấn bởi các công ty cho vị trí này – qua điện thoại hoặc qua e-mail. Họ được yêu cầu thảo luận về kỹ năng, kinh nghiệm cho vị trí này, và trả lời các câu hỏi liên quan đến công việc làm.
Ứng viên không phải trả bất kỳ khoản phí cho hồ sơ PERM, chi phí pháp lý hồ sơ PERM, hoặc bị bắt buộc cam kết vị trí với công ty.
Tóm lại, khi một công ty hoặc nhà tuyển dụng đưa ra một lời mời làm việc chân chính cho một công dân Việt Nam phù hợp với thể loại EB-3, nó không phải là điều trái luật để chấp nhận đề nghị này, và sau đó cho phép nhà tuyển dụng tiềm năng lo tất cả các chi phí và lệ phí trong bước đầu tiên của quá trình, cũng như là một điều tối thiểu có thể làm khi họ có ý định tìm người cho vị trí này vĩnh viễn. Tuy nhiên, chúng tôi cũng cảnh báo trước, và hơn nữa khuyến nghị việc tham khảo ý kiến một luật sư di trú Mỹ, cho những đối tượng bị thu hút bởi các nơi nói rằng chương trình này vừa được thông qua bởi chính phủ Mỹ và sau đó yêu cầu người nộp đơn thanh toán tất cả chi phí cho các bước trong quá trình. Thất bại trong quá trình xác định xem một chương trình di trú có hợp lệ hay không có thể có dẫn đến hậu quả nghiêm trọng cho người nước ngoài có ý định trở thành thường trú nhân Mỹ hoặc cần nhận visa tạm thời.

Cùng Danh Mục:

Nội Dung Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *