Tòa lãnh sự Hoa Kỳ đến điều tra nhà những người được bão lãnh
Những trường hợp vừa trình bày trên là những hồ sơ vừa bị Tòa Lãnh Sự Hoa Kỳ từ chối cấp chiếu khán trong thời gian gần đây và đây là những phương sách mới mà TLSHK đã áp dụng để đương đầu với những hồ sơ bảo lãnh.
Hiện nay vấn đền bảo lãnh thân nhân từ Việt Nam đã trở nên khó khăn hơn nhất là đối với diện vị hôn phu vị hôn thê và diện hôn nhân vì có nhiều trường hợp thiếu bằng chứng xác thực hoặc đưa ra các lời khai không đúng với sự thật. Có những hồ sơ bị Tòa Lãnh Sự Hoa Kỳ (TLSHK) từ chối không cấp chiếu khán vì TLSHK quyết định rằng sự hôn nhân của đương đơn là giả để hưởng quyền lợi di trú. Khi TLSHK từ chối không cấp chiếu khán, hồ sơ sẽ bị trả về cho Sở Di Trú Hoa Kỳ để thu hồi sự chấp thuận của hồ sơ bảo lãnh. Hồ sơ được kháng cáo với Sở Di Trú sau khi bị trả về. Nếu hồ sơ kháng cáo thành công và được Sở Di Trú Hoa Kỳ tái chấp thuận thì họ sẽ chuyển về cho TLSHK phỏng vấn lại. Sau khi phỏng vấn, TLSHK thường biểu đương đơn về nhà chờ và TLSHK sẽ báo kết quả của cuộc phỏng vấn cho đương đơn. Thời gian chờ đợi khoảng 6 đến 12 tháng. Trong thời gian đó, có khi nhân viên điều tra của TLSHK ra tận nơi người thừa hưởng cư ngụ để điều tra. Nhân viên điều tra cũng có thể sẽ hỏi thăm hàng xóm của đương đơn trước khi vào nhà của đương đơn. Khi đến nhà đương đơn, họ sẽ yêu cầu được vào nhà và vào phòng ngủ của đương đơn để xét.
Trong lúc họ ở nhà đương đơn, nhân viên điều tra yêu cầu đương đơn mở e-mail ra để họ xem. Nhân viên điều tra sẽ xem xét trong phòng ngủ của đương đơn có hình ảnh của người phối ngẫu hay không. Họ yêu cầu đương đơn liên lạc người phối ngẫu của mình bằng điện thoại để họ phỏng vấn người bảo lãnh qua điện thoại. Vì những lý do nêu trên, trong thời gian bảo lãnh người bảo lãnh và người thừa hưởng đừng lơ là mà không để ý đến chi tiết về hồ sơ của mình vì nhân viên điều tra có thể đến nhà bất thình lình để điều tra.
Hồ sơ bảo lãnh bị từ chối vì nghi ngờ là buôn người:
Một trường hợp bảo lãnh khác là hồ sơ diện ưu tiên 3 (tức là cha có quốc tịch bảo lãnh cho con đã có gia đình). Người thừa hưởng có hai người con. Một người con ruột và một người con nuôi. Người con nuôi là con của người anh của người thừa hưởng. Hồ sơ đã được Tòa Lãnh Sự Hoa Kỳ (TLSHK) phỏng vấn nhưng chưa được cấp chiếu khán. TLSHK yêu cầu đương đơn về nhà chờ kết quả của cuộc phỏng vấn. Trong thời gian chờ đợi thì TLSHK cho nhân viên điều tra đến nhà của người cha ruột của người con nuôi. Nhân viên điều tra hỏi người cha ruột rằng người con của ông ta đâu. Người cha ruột trả lời rằng người con lên thành phố để đi học. Sau cuộc điều tra đó, TLSHK không những từ chối cấp chiếu khán cho người con nuôi mà từ chối luôn hồ sơ của người thừa hưởng. TLSHK quyết định rằng người con nuôi đó không thật sự là con nuôi cho nên không được cấp chiếu khán. Còn người thừa hưởng thì bị từ chối chiếu khán với lý do là alien smuggling (tức là người thừa hưởng có ý định buôn người). Lý do mà TLSHK quyết định như vậy vì họ cho rằng người thừa hưởng ghép người cháu (tức là con của người anh) vô hồ sơ với ý đồ mang người cháu sang Hoa Kỳ bất hợp pháp.
Những trường hợp vừa trình bày trên là những hồ sơ vừa bị Tòa Lãnh Sự Hoa Kỳ từ chối cấp chiếu khán trong thời gian gần đây và đây là những phương sách mới mà TLSHK đã áp dụng để đương đầu với những hồ sơ bảo lãnh.
Leave a Reply